Quản lý tình trạng heo còi

 Tình trạng nái không có sữa hoặc ít sữa sau khi sinh chiếm từ 4 ~ 10% và có thể được gọi dưới các tên như sốt sau khi sinh, rối loạn tiết sữa, nhiễm trùng huyết sau khi sinh, hội chứng MMA... Bệnh lý này dẫn đến nái sản xuất thiếu sữa, khiến heo con chậm lớn. Vậy làm thế nào để quản lý tình trạng heo còi ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Nguyên nhân tình trạng heo còi

Nguyên nhân có thể là do các vi khuẩn như E.coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, Mycoplasma; cho nái ăn cám quá nhiều, nái bị táo bón, thiếu vitamin E, rối loạn chức năng nội tiết tố...
 
Nái kém sữa thường đi kèm các triệu chứng lâm sàng như sưng vú, viêm vú, tiết dịch âm đạo quá nhiều, viêm tử cung, sốt cao, bỏ ăn. Ở nái bình thường, độ pH của sữa khoảng 6,4 ~ 6,5, còn ở nái bệnh, độ pH vào khoảng 7 ~ 7,8. Nếu nái bị viêm vú thì sữa ở những vú phía sau sẽ không tốt bằng sữa ở vú phía trước. Vì vú phía sau dễ bị tổn thương hơn và lượng máu cung cấp thường bị thiếu. Trong trường hợp heo nái ít sữa, thân nhiệt sẽ gia tăng, lượng cám và nước uống vào giảm, triệu chứng ít sữa sẽ xuất hiện sau 24 ~ 48 tiếng. Những heo con của nái ít sữa sẽ nhận ít kháng thể truyền từ mẹ hơn, khiến cho khả năng mắc bệnh như tiêu chảy sẽ cao. Tỉ lệ hao hụt heo con của nái ít sữa cao gấp 2 ~ 3 lần so với heo con của nái bình thường.
 
heo còi

2. Chẩn đoán tình trạng heo còi

Đầu tiên, để đánh giá vấn để cần xác định là do nguyên nhân lây nhiễm hay không lây nhiễm. Việc phân biệt hai nguyên nhân này thường không dễ dàng. Sau khi sinh trong vòng 48 tiếng, cần phải sử dụng các biện pháp kích thích vùng tuyến vú của nái. Thông thường, tuyến vú của heo thường mềm, khi bị viêm vú sẽ cứng hơn. Lúc này, việc xoa bóp vú heo có thể giúp vú đỡ sưng và tiết sữa bình thường. Trường hợp có nhiều vú bị căng cứng cùng lúc, có thể nghi ngờ là do nguyên nhân lây nhiễm.

Các nguyên nhân không lầy nhiễm thường gây nên các triệu chứng chủ yếu như: sau khi sinh tuyến vú phát triển kém, vú bị sưng phù thủng có tiết dịch nhờn. Ngoài ra, cần quan sát heo con lớn có đồng đều hay không.

3. Dinh dưỡng cho heo còi

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của nái. Ngoài ra, nội tiết tố cũng có vai trò không nhỏ đối với sự tiết sữa. Progesterone ức chế sự tiết sữa của nái và Estrogen làm giảm lượng cám ăn vào. Khi nái đẻ, hàm lượng của các hóc – môn này có sự khác biệt giữa các nái. Heo con của những nái có nồng độ Progesterone tăng trong vòng 48 tiếng sau khi đẻ sẽ không lớn cho đến 3 ngày tuổi và tỷ lệ hao hụt cao hơn so với thông thường.
 
tình trạng heo còi
 

Nái bị táo bón cũng gây ảnh hưởng tới sự còi cọc của heo con. Khi nái bị táo bón chúng sẽ giảm lượng cám ăn vào. Vì vậy, khuyến cáo nên bổ sung chất xơ vào cám nái đẻ để giảm ảnh hưởng của táo bón trên heo.

Theo đặc tính di truyền của dòng heo hướng nạc, trước khi sinh từ 2 ~ 3 tuần. Chúng thường tích lũy mỡ ở vùng ngực nên sẽ gây áp lực lên vùng vú dẫn tới sung vú, vú bị cứng, giảm lượng sữa tiết ra. Để giải quyết vấn đề này, trước ngày dự kiến đẻ khoảng vài ngày nên giảm lượng cám xuống còn 1,6kg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng cám cấp cho nái mang thai từ 30 ~ 100 ngày nên tăng và 2 tuần cuối thai kì nên giảm xuống.

4. Các nguyên nhân không do lây nhiễm khác

Nái giống heo hướng nạc thường có xu hướng tăng trọng nhanh, FCR tốt, nhưng lượng sữa tiết ra lại không cao. Vì thế, cần tiến hành lai chéo, sử dụng các giống đực tốt để khắc phục tình trạng này.
 
Heo nái đẻ cần phải được cung cấp đủ nước thì chúng mới sản xuất được nhiều sữa. Áp lực nước ở vòi phải đạt 2lít/phút để nái có thể uống nước dễ dàng. Sau nhiều năm sử dụng, ống nước có thể bị nghẹt, làm lượng nước cung cấp cho heo giảm. Những chuồng nái cho năng suất không tốt thường liên quan tới vấn đề cung cấp nước. Nước giúp heo sản xuất sữa, điều chỉnh thân nhiệt, bài tiết chất độc. Đặc biệt là trong và sau khi đẻ, heo hô hấp rất nhiều, dẫn đến mất nước, vì thế cần cung cấp đầy đủ nước cho heo. Nếu thiếu nước heo sẽ giảm lượng cám ăn vào và dẫn đến tình trạng thiếu sữa cho heo con.
 
Những chuồng có nhiệt độ cao cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với heo. Sao cho nái không giảm lượng cám ăn vào, không giảm trọng lượng quá nhanh. Không ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa. Nhiệt độ trong trại đẻ nên duy trì ở khoảng 20°c và phải sử dụng thảm với đèn úm để sưởi heo con.
Cần loại trừ các độc tố nấm mốc ảnh hưởng tới heo như tricothecenes, zearanolol, aflatoxin...

Ngoài ra, khả năng sản xuất sữa của những nái già cũng bị giảm sút, do vậy nên đào thải những nái trên 8 lứa.

tình trạng heo còi

5. Biện pháp khắc phục

- Trường hợp do nguyên nhân lây nhiễm:
  • Sử dụng penicillin điều trị, loại bỏ các độc tố trong thận thông qua đường tiểu. Tạo môi trường thoải mái an toàn cho nái.
  • Rửa tử cung nái: Nên tiến hành rửa những nái bị chảy mủ tử cung.
- Trường hợp do nguyên nhân không lây nhiễm:
  • Yếu tố dinh dưỡng: bổ sung vitamin C, D, E vào cám. Tăng thêm 2% đạm thô.
  • Duy trì nhiệt độ chuồng từ 18 ~ 20°c.
  • Chương trình cấp cám: trước khí đẻ 5 ngày giảm lượng cám cho ăn, sau khi đẻ 7 ngày tăng dần lượng cám cho ăn. Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với từng giống heo.
  • Nái bị táo bón: bổ sung chất xơ và cho uống nhiểu nước (áp lực nước cần đạt 1,5 ~ 2 lít/phút).

Trên đây là những chia sẻ của Hùng Đồng về cách quản lý tình trạng heo còi. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bà con chăm sóc hiệu quả hơn đàn heo của mình.

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau :

CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỒNG

CS1: QL.1A HẠ VÀNG - THIÊN LỘC - CAN LỘC - HÀ TĨNH
CS2: QL.1A – ĐẠI CẦU – TIÊN TÂN – PHỦ LÝ – HÀ NAM
ĐT: 0984 384 939
ĐT: 0988 844 629

Website: http://thietbichannuoiheo.com
Fanpage: fb.me/thietbichannuoihd

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cửa hàng phân phối thiết bị chăn nuôi tại Cần Thơ uy tín giá rẻ

Giá chuồng heo nái đẻ hiện nay

TOP 5 công ty sản xuất và phân phối thiết bị chăn nuôi tốt nhất hiện nay